LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI NHA TRANG KHÁNH HÒA

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2. Phải xác định tranh chấp hiện tại có phải là tranh chấp đất đai hay không?

Việc xác định một tranh chấp về đất đai có phải là tranh chấp đất đai hay là tranh chấp liên quan đến đất đai rất quan trọng trong việc lựa chọn thủ tục để áp dụng trong giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, đầu tiên và quan trọng nhất trong giải quyết tranh chấp về đất đai cần xác định được có phải là tranh chấp đất đai hay không.

* Như vậy:

- Chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai.

- Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

          + Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

          + Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

          + Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

* Trường hợp tranh chấp đất đai thì sẽ do Luật đất đai điều chỉnh, cụ thể:

Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai (buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn); Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

* Trường hợp tranh chấp liên quan đến đất đai sẽ do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết sẽ khác. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa gỉai. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không tự hòa giải mà phải có đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:

Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết sau:

+ Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)

+ Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Văn phòng luật sư Nguyễn Đình Thơ với đội ngũ luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong vụ án tranh chấp đất đai. Hãy liên hệ chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0913 460 889 hoặc 0258 3511090, địa chỉ văn phòng: 119B Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

 
Tư vấn ngay